TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH BẠCH HẦU
Tại Thanh Hóa nói chung và Quan Hóa nói riêng từ đầu năm đến nay chưa có ca mắc bệnh Bạch hầu nào. Tuy nhiên trong những năm qua do ảnh hưởng của đại dịch COVID 19; tỷ lệ tiêm chủng các loại vắc xin trong chương trình TCMR và ngoài chương trình TCMR nói chung, tỷ lệ tiêm vắc xin phòng bệnh Bạch hầu nói riêng có thời điểm bị gián đoạn và thiếu vắc xin; đây là cơ hội và là thời điểm bệnh Bạch hầu có thể xâm nhập vào địa bàn huyện Quan Hóa.
Triệu chứng của bệnh: sốt nhẹ, đau họng, ho, khàn tiếng, chán ăn. Sau 2-3 ngày, xuất hiện giả mạc hai bên thành họng, có màu trắng ngà, xám, đen, dai, dính, dễ chảy máu. Bệnh có thể qua khỏi hoặc trở nên trầm trọng và tử vong trong vòng 6-10 ngày.
Độc tố bạch hầu có thể gây các biến chứng :
- Viêm cơ tim, tổn thương hệ thần kinh dẫn truyền cơ tim, tử vong do đột ngột trụy tim mạch. Thoái hóa thận, hoại tử ống thận
- Tắc nghẽn đường hô hấp và gây tử vong trong vòng 6-10 ngày.
Hiện nay, đã có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh bạch hầu. Tuy nhiên, do bệnh vẫn chưa được loại trừ ở Việt Nam, việc tiêm vắc xin phòng bệnh là biện pháp phòng ngừa quan trọng và hiệu quả nhất.
Việc tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu đã được triển khai trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng từ năm 1985. Hiện nay, vắc xin có chứa thành phần bạch hầu đã triển khai tiêm trong chương trình với 3 liều để tạo miễn dịch cơ bản cho trẻ dưới 1 tuổi và 01 liều nhắc lại khi trẻ 18-24 tháng tuổi.
Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu Trung tâm Y tế huyện Quan Hóa khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
- Đưa trẻ đi tiêm chủng theo lịch tiêm các vắc xin có chứa thành bạch hầu (DPT-VGB-Hib, DPT ) đầy đủ, đúng lịch để đảm bảo miễn dịch phòng bệnh cho trẻ trong độ tuổi tiêm chủng. Trong trường hợp hoãn tiêm, đưa trẻ tham gia tiêm chủng sớm nhất có thể.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
- Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
- Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
- Người dân không để tâm lý hoang mang, tiếp nhận thông tin sai lệch từ các phương tiện thông tin đại chúng không chính thống; thực hiện tiêm chủng vắc xin chứa thành phần bạch hầu theo đúng khuyến cáo của cơ quan y tế phòng chống dịch để đảm bảo an toàn, hiệu quả phòng bệnh; Trong trường hợp cần thiết, liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để nhận được tư vấn về các biện pháp phòng bệnh bạch hầu.
Phòng Dân số - TTGDSK Trung tâm Y tế huyện Quan Hóa
- Kế hoạch hoạt động tuần 10 năm 2025
- hưởng ứng, tham gia Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu về nội dung cuốn sách "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Triển khai Chiến dịch tuyên truyền Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024
- tổ chức hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn dân PCCC” năm 2024
- TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH BẠCH HẦU
- KỈ NIỆM 37 NĂM NGÀY DÂN SỐ THẾ GIỚI 11/7/1987-11/7/2024
- Thông báo biểu mẫu thanh toán kinh phí chương trình mục tiêu y tế - dân số năm 2019
- Công văn số 260/CV-TTYT ngày 28 tháng 8 năm 2017 của giám đốc TTYT Huyện Hoằng Hoá