
hưởng ứng, tham gia Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu về nội dung cuốn sách "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Nhằm giúp cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân nâng cao nhận thức,
hiểu rõ hơn về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và sự chỉ đạo của cố
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người
Việt Nam, thực hiện chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tổ chức Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu nội dung cuốn
sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc” trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các báo,
tạp chí điện tử, trang thông tin điện tử có link liên kết Cuộc thi như sau

tổ chức hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn dân PCCC” năm 2024
Thực hiện Công văn số 5440/SYT-VP ngày 30/9/2024 của Sở Y tế Thanh Hóa về việc thực hiện công tác PCCC và tổ chức hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn dân PCCC” năm 2024.

Tổ chức hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn dân PCCC” năm 2024
Thực hiện Công văn số 5440/SYT-VP ngày 30/9/2024 của Sở Y tế Thanh Hóa về việc thực hiện công tác PCCC và tổ chức hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn dân PCCC” năm 2024.
Trung tâm Y tế huyện Quan Hóa xây dựng Kế hoạch triển khai tổ chức hiện công tác PCCC và tổ chức hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn dân PCCC” năm 202

Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Tuyên truyền Kế hoạch số 171/KH-UBND ngày 06/8/2024 của UBND
tỉnh về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm
2024 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (gửi kèm theo văn bản) và nội dung “Cuộc thi
trực tuyến tìm hiểu về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa” nhằm lan tỏa sâu, rộng
đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành y tế; gắn
banner có liên kết về địa chỉ hội thi trên Trang/Cổng Thông tin điện tử, các trang
mạng xã hội chính thức của các cơ quan, đơn vị (có banner mẫu trên trang chủ
cuộc thi)

TĂNG CƯỜNG PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM Ở NGƯỜI
Nhằm chủ động phòng ngừa, kịp thời khống chế, không để dịch bệnh bùng phát trên địa bàn tỉnh, góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe Nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về việc phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm ở người năm 2024.
Cụ thể, tăng cường công tác chỉ đạo phòng, chống dịch, nâng cao hiệu quả phối hợp liên ngành trong triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; kiểm tra giám sát các hoạt động về phòng chống dịch bệnh tại các địa phương; tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân về công tác phòng, chống dịch bệnh; giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm, đáp ứng nhanh và xử lý triệt để các ổ dịch, giảm số mắc và tử vong các bệnh truyền nhiễm, ngăn chặn kịp thời bệnh dịch truyền nhiễm nguy hiểm, không để dịch lớn xảy ra; đảm bảo đủ kinh phí, thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị y tế đáp ứng kịp thời trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
UBND tỉnh yêu cầu thực hiện nghiêm theo các chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh tỉnh; kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh các cấp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong phòng, chống bệnh dịch, kịp thời chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống và ứng phó khi dịch bệnh xảy ra trên địa bàn.
UBND các cấp xây dựng và phê duyệt kế hoạch phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, bố trí kinh phí, đảm bảo nguồn lực và huy động sự tham gia của các ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội trong công tác phòng chống dịch. Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động của y tế dự phòng và y tế cơ sở; đặc biệt ưu tiên vùng sâu, vùng xa, khu vực miền núi, vùng khó khăn, tăng cường chất lượng khám bệnh, chữa bệnh cho người dân. Tăng cường chỉ đạo công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của cộng đồng tích cực tham gia, hưởng ứng các hoạt động phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Tăng cường chỉ đạo, giám sát, kiểm tra, đôn đốc và hỗ trợ tuyến dưới. Tổ chức đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, thống kê báo cáo và triển khai sử dụng hệ thống báo cáo điện tử cho tất cả các tuyến.
Bên cạnh đó, tăng cường truyền thông đến người dân và cộng đồng về phòng, chống bệnh truyền nhiễm và tiêm chủng phòng bệnh, chú trọng các nhóm đối tượng trong chương trình tiêm chủng mở rộng, vận động người dân chủ động, tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống dịch bệnh và tiêm chủng. Tăng cường truyền thông, giáo dục sức khỏe, phổ biến kiến thức về chương trình tiêm chủng mở rộng và lợi ích của tiêm chủng phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em để vận động người dân chủ động đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch. Phát huy tốt vai trò của hệ thống truyền thanh tại cơ sở; chủ động cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về tình hình dịch bệnh truyền nhiễm và các hoạt động phòng, chống; phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng, hệ thống thông tin cơ sở tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh.
Sở Y tế thường xuyên cập nhật, theo dõi sát diễn biến tình hình dịch bệnh trên thế giới, trong nước, cung cấp kịp thời các thông tin về tình hình dịch bệnh. Thường xuyên cập nhật hướng dẫn giám sát và phòng, chống các bệnh truyền nhiễm theo hướng dẫn của Bộ Y tế, triển khai phù hợp với diễn biến tình hình dịch tại địa phương. Đẩy mạnh công tác vệ sinh môi trường phòng, chống dịch bệnh tại cộng đồng, cơ sở giáo dục. Triển khai đầy đủ, nghiêm túc các quy định về hướng dẫn quản lý chất thải, xử lý thi hài người tử vong do mắc bệnh truyền nhiễm. Kiểm tra, giám sát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phòng, chống các bệnh lây qua đường tiêu hóa. Tăng cường phối hợp liên ngành và huy động cộng đồng trong công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm. Kiện toàn và vận hành đội đáp ứng nhanh tại các tuyến có đủ năng lực và trang thiết bị sẵn sàng thực hiện xử lý ổ dịch, hỗ trợ tuyến dưới khi có dịch bệnh xảy ra. Đảm bảo đủ thuốc, trang thiết bị, oxy, vật tư, hóa chất,... phục vụ công tác phòng chống dịch; sẵn sàng hỗ trợ tuyến dưới khi có dịch bệnh xảy ra.
Ngoài ra, rà soát, xây dựng các kịch bản đáp ứng với các tình huống của dịch bệnh; bảo đảm năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình thu dung, cấp cứu và điều trị bệnh nhân, hạn chế quá tải, vượt tuyến. Xây dựng quy trình hội chẩn tuyến trên, đảm bảo an toàn khi chuyển viện theo đúng các quy định. Tăng cường các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm hạn chế tối đa lây lan dịch bệnh trong các cơ sở y tế, chú trọng bảo vệ người bệnh thuộc nhóm có nguy cơ cao (như phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền, người cao tuổi, người bệnh hồi sức tích cực, thận nhân tạo...). Đảm bảo đủ thuốc, vật tư y tế, hóa chất, phương tiện bảo hộ cho công tác phòng, chống dịch. Xây dựng và triển khai kế hoạch sử dụng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng phù hợp theo đối tượng, lịch tiêm chủng, ưu tiên tiêm chủng nhóm nguy cơ cao theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Y tế.
Báo Thanh Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh; phối hợp với ngành Y tế tăng cường hướng dẫn và triển khai công tác tuyên truyền tới người dân về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm một cách hiệu quả, phù hợp để người dân hiểu được sự nguy hiểm của bệnh, hưởng ứng tích cực các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho gia đình và cộng đồng.
UBND các huyện, thị xã, thành phố kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các cấp tại địa phương; chỉ đạo xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch trên địa bàn. Thường xuyên nắm bắt tình hình và báo cáo về Ban Chỉ đạo tỉnh các diễn biến về bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm, đề xuất các khó khăn, vướng mắc để kịp thời giải quyết. Chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn phối hợp với các đơn vị chức năng để chủ động phòng, chống dịch bệnh. Tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ sở y tế để sẵn sàng thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân khi có dịch xảy ra. Các huyện, thị xã, thành phố căn cứ nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch chủ động bố trí nguồn kinh phí thực hiện công tác phòng, chống dịch tại địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành.
Nguồn: Báo Thanh Hoá

KỈ NIỆM 37 NĂM NGÀY DÂN SỐ THẾ GIỚI 11/7/1987-11/7/2024
Ngày 11/7/1987, thế giới đã chào đón sự ra đời của công dân thứ 5 tỷ. Đứng trước những nguy cơ của việc bùng nổ dân số, diễn đàn Dân số Thế giới do Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tổ chức tại Amsterdam (Thủ đô Hà Lan) tháng 11 năm 1989 đã quyết định lấy ngày 11/7 hàng năm là Ngày Dân số Thế giới.Năm 2024 hưởng ứng ngày Dân số Thế giới với 2 chủ đề : “ Kỉ niệm 30 năm thực hiện chương trình hành động hội nghị quốc tế về dân số và phát triển Cairo 1994”, “Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển bền vững”.
Sở Y tế ban hành công văn số3665/SYT-NVY ngayg 08/7/2024; Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Thanh Hóa ban hành công văn 218/KH- CCDS ngày 24/6/2024 về việc hướng dẫn tổ chức triển khai các hoạt động truyền thông hưởng ứng kỷ niệm Ngày Dân số thế giới 11/7 năm 2024 với nhiệm vụ trọng tâm tăng cường tuyên truyền về các vấn đề công tác dân số; những cơ hội, thách thức của dân số toàn cầu nói chung và của Việt nam nói riêng; đặt ra yêu cầu về sự tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền sự phối hợp của ban ngành đoàn thể và sự hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân thực hiện Chính sách Dân số.
Thực hiện nội dung trên, Trung tâm Y tế huyện Quan Hóa triển khai các hoạt động như sau:
Tham mưu cho Ban Chỉ đạo Dân số-KHHGĐ huyện tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá thực hiện công tác dân số trên địa bàn huyện.
Hướng dẫn Trạm y tế xã, thị trấn tham mưu cho BCĐ dân số xã/ thị trấn tổ chức các hoạt động tuyên truyền lồng ghép hưởng ứng ngày dân số thế giới 11/7 tại xã, thị trấn và các thôn bản. Tuyên truyền các nội dung giáo dục các vấn đề về giới, bình đẳng giới; nhận thức rõ lợi ích của việc sinh đủ 2 con; chuyển đổi hành vi về giới và bình đẳng giới, không lựa chọn giới tính thai nhi; truyền thông nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ và trẻ em gái trong gia đình, cộng đồng và xã hội; vấn đề tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn cho nam/nữ thanh niên; thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh; phổ biến các quy định của pháp luật về cấm tảo hôn, kết hôn cận huyết thống, tạo sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân và toàn xã hội trong việc thực hiện giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; Phổ biển ý nghĩa, tầm quan trọng của chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi; các nội dung rèn luyện thân thể, phòng chống các bệnh thường gặp ở người cao tuổi; thực hiện tốt công tác DS- kế hoạch hóa gia đình.
Phối hợp với phòng văn hóa huyện, ban văn hóa xã thị trấn tổ chức phát thanh tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, chủ đề Ngày Dân số thế giới 11/7; Chủ trương, chính sách, mục tiêu của Đảng và Nhà nước về công tác Dân số; kết quả công tác dân số trong thời gian qua và nhiệm vụ trong thời gian tới.
Thực hiện treo băng zôn chuyền tải các thông điệp khẩu hiệu tuyên truyền tại Trung tâm Y tế và 15 xã, thị trấn.
Tuyên truyền các hoạt động; chia sẻ đăng tải các tin, bài viết, các video, thông điệp truyền hình do cục dân số cung cấp trên nền tảng Iternet, các trang mạng xã hội zalo; facebook…

Công bố 10 sự kiện tiêu biểu của ngành Y tế Việt Nam trong năm 2023
Ngày 8/1, Bộ Y tế công bố 10 sự kiện nổi bật của ngành trong năm 2023.
Truy cập
Hôm nay:
22
Hôm qua:
45
Tuần này:
22
Tháng này:
1322
Tất cả:
24002